XHCN ở VN là gì?

Theo định nghĩa gốc của Marx, thì VN chưa là một nước XHCN--vẫn có tài sản tư nhân, tư liệu sản xuất không công hữu hoàn toàn, vẫn có chế độ làm công ăn lương. Điều này thì chính Đảng cũng không phủ nhận, với lý luận rằng VN mới chỉ đang trong giai đoạn phát triển với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong các văn bản chính thống và dựa trên các phát ngôn của các thành viên Đảng, khái niệm XHCN đc kết nối với những từ khóa và khẩu hiệu như "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" hay "dân giàu, nước mạnh, kinh tế phát triển, ấm no hạnh phúc"; nhưng những thứ chung chung này thì nước nào chẳng muốn? Từ "nhân dân" cũng rộng hơn nhiều so với giai cấp lao động và nông dân từng là cột sống của lý thuyết XHCN. Có vẻ Đảng k có ý định đại diện chỉ cho giai cấp công nhân, mà cả giai cấp tư sản, và nói chung là toàn bộ ng dân sống trên lãnh thổ VN.

Hỏi mọi ng trong cuộc sống thì có nhiều câu trả lời. Ng có học thì nói đến Marx-Lenin, chiến tranh giai cấp, bình đẳng; ng ít học hơn thì nói chung chung là yêu nước, yêu ng dân, chống phản động. Có vẻ triết lý dẫn dắt đất nước khá mơ hồ, chính phủ thực hiện chính sách một cách thực dụng chứ k quan tâm về ý thức hệ; ng dân cũng k thực sự quan tâm, coi XHCN như một từ đại diện cho chính quyền. Nhưng nếu vậy, cụ thể con đường đến với XHCN là như thế nào? Cứ phát triển kinh tế, dân ấm no là tự nhiên XHCN sẽ xảy ra? Nếu vậy tại sao các nước kinh tế phát triển hơn có vẻ k tiến đến XHCN cho lắm, nhiều nước Châu Âu theo chế độ xã hội dân chủ (social democracy) còn đang phải dần tư nhân hoá, giảm chính sách phúc lợi vì nền kinh tế k duy trì đc. TQ có nhiều khía cạnh còn tư bản hơn phương Tây, ng lao động ít quyền lực và lợi ích hơn.

Vậy thì xã hội VN đang đi đến đâu? Điều gì đang đoàn kết dân tộc tiến vào tương lai? Những giá trị nào phân biệt nước VN so với các nước khác?